Kiểm định Dao cách ly, Dao tiếp địa là yêu cầu bắt buộc theo yêu cầu tại Thông tư số 33/2015/TT-BCT.

1. Dao cách ly, Dao tiếp địa là gì?

1.1. Dao cách ly: 

Dao cách ly là thiết bị điện có ứng dụng quan trọng trong lưới điện cao áp.

Dao cách ly tạo ra khoảng hở cách điện giữa bộ phận đang mang điện và bộ phận cắt điện để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Dao cách ly dùng để đóng cắt mạch điện cao áp không có dòng điện. Hoặc dòng điện nhỏ hơn dòng định mức nhiều lần và tạo nên khoảng cách an toàn. Cầu dao có thể đóng cắt dòng điện dung của đường dây hoặc cắt không tải của Máy biến áp.

Trong lưới điện, Dao cách ly thường đặt trước thiết bị bảo vệ như máy cắt, cầu chì. Ở một số cầu dao thường có cầu dao nối đất (Dao tiếp địa) đi kèm. Dao cách ly dùng để:

·         Đóng và cắt điểm trung tính của các máy biến áp, kháng điện;

·         Đóng và cắt các cuộn dập hồ quang khi trong lưới đi ện không có hiện tượng chạm đất;

·         Đóng và cắt chuyển đổi thanh cái khi máy cắt hoặc dao cách ly liên lạc thanh cái đã đóng;

·         Đóng và cắt không tải thanh cái hoặc đoạn thanh dẫn;

·         Đóng và cắt dao cách ly nối tắt thiết bị;

·         Đóng và cắt không tải máy biến điện áp, máy biến dòng điện;

·         Các trường hợp đóng và cắt không tải các máy biến áp lực, các đường dây trên không, các đường cáp phải được đơn vị quản lý vận hành thiết bị cho phép tùy theo từng loại Dao cách ly.

·         Các bộ truyền động cơ khí hoặc tự động của các dao cách ly dùng để đóng cắt dòng điện từ hóa, dòng điện nạp, dòng điện phụ tải, dòng điện cân bằng cần phải đảm bảo hành trình nhanh chóng và thao tác dứt khoát.

 

1.2. Dao tiếp địa:

Dao tiếp địa (cầu dao chống dò điện đất) là thiết bị điện dùng cắt nguồn điện, khi phát hiện ra dòng điện rò rỉ xuống đất. Dao tiếp địa thường được lắp trong nhà và trên mạng lưới điện, hoặc lắp cho trạm biến áp nhằm kiểm soát điện rò rỉ. Dao tiếp địa dùng để:

·         Tránh tổn hao điện năng cho đơn vị quản lý điện;

·         Tránh điện giật cho người thợ điện vận hành;

·         Đề phòng xảy ra hỏa hoạn với mạng lưới điện, ngắt điện khi phát hiện chập điện.

 

1.3. Trong thực tế, Dao cách ly, Dao tiếp địa là những thiết bị hết sức quan trọng trong hệ thống điện. Chính vì vậy, việc đảm bảo an toàn kỹ thuật là hết sức cần thiết.

 2. Kiểm định dao cách ly, dao tiếp địa:

 

Thông tư đã quy định rõ điều kiện của tổ chức kiểm định. Đơn vị sử dụng, vận hành thiết bị khi lựa chọn tổ chức kiểm định cần lưu ý như sau:

2.1. Tại sao phải kiểm định Dao cách ly, Dao tiếp địa? 

Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 33/2015/TT-BCT quy định về kiểm định thiết bị, dụng cụ điện, trong đó có Dao cách ly, Dao tiếp địa.

Kiểm định Dao cách ly, Dao tiếp địa là việc việc đánh giá theo quy trình về mức độ an toàn của cầu dao. Kiểm định trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng, vận hành trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Kiểm định là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả tổ chức, cá nhân sử dụng, vận hành thiết bị.

2.2. Kiểm định thực hiện khi nào?

Tương tự như các thiết bị, dụng cụ điện khác được quy định trong Thông tư 33/2015/TT-BCT, chu kỳ kiểm định Dao cách ly, Dao tiếp địa như sau:

·         Kiểm định lần đầu: kiểm định trước khi sử dụng, vận hành thiết bị và sau khi lắp đặt;

·         Kiểm định định kỳ: trong quá trình sử dụng, vận hành. Chu kỳ giữa hai lần kiểm định tối đa không quá 36 tháng;

·         Kiểm định bất thường: kiểm định sau khi xử lý xong sự cố. Hoặc khi có yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Hoặc theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân sử dụng, vận hành thiết bị.

 

Trong đó, Quy định 06 thiết bị và dụng cụ điện sử dụng ở môi trường không có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ, có cấp điện áp từ 1.000V trở lên,như:

  1. Chống sét van : Kiểm định chống sét van;
  2. Máy biến áp : Kiểm định máy biến áp;
  3. Máy cắt : Kiểm định máy cắt;
  4. Cáp điện : Kiểm định cáp điện;
  5. Cầu dao cách ly, cầu dao tiếp địa : Kiểm định cầu dao cách ly, cầu dao tiếp địa;
  6. Sào cách điện : Kiểm định sào cách điện.

3. Lựa chọn tổ chức kiểm định:

Thông tư đã quy định rõ điều kiện của tổ chức kiểm định. Đơn vị sử dụng, vận hành thiết bị khi lựa chọn tổ chức kiểm định cần lưu ý như sau:

3.1.  Về pháp lý:

·         Tổ chức kiểm định phải đáp ứng yêu cầu quy định tại văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp;

·         Tổ chức kiểm định phải đã đăng ký với Bộ Công Thương hoạt động kiểm định.

 

3.2. Về năng lực thực hiện:

·         Kiểm định viên đã được cấp thẻ kiểm định trước khi thực hiện;

·         Đội ngũ có chuyên môn, kinh nghiệm thực hiện;

·         Máy móc, thiết bị đo kiểm chính xác, còn thời hạn kiểm định, hiệu chuẩn.

 

3.3. Về dịch vụ hỗ trợ:

·         Thời gian đáp ứng;

·         Chi phí kiểm định.

·         Trọn gói các thủ tục đóng cắt điện trước và sau kiểm định.