1. Tại sao phải Kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị điện?

Tất cả các tổ chức để vận hành hoạt động sản xuất, kinh doanh đều cần sử dụng thiết bị điện. Tuy nhiên, luôn tiềm ẩn độ rủi ro cao, khi xảy ra tai nạn thường gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng con người, tài sản doanh nghiệp và mạng lưới điện xung quanh.Do đó, hoạt động của thiết bị điện cần được kiểm soát nghiêm ngặt bởi những sự cố ngoài ý muốn do thiết bị điện thiệt hại lớn về tài sản, con người cũng như ảnh hưởng rất lớn đế quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Tai nạn về điện là một trong những nguyên nhân gây chết người hàng đầu trong tai nạn lao động và hoạt động của nhà máy. Nếu một hệ thống điện của doanh nghiệp đảm an toàn theo đúng quy trình, quy định thì có khả năng loại trừ hầu như hoàn toàn khả năng này. Do đó, việc kiểm định an toàn kỹ thuật và kiểm tra định kỳ hệ thống điện là cực kỳ quan trọng.

  • Chính vì vậy, các thiết bị; dụng cụ điện phải được kiểm định kỹ thuật an toàn.
  • Chính vì vậy, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 33/2015/TT-BCTquy định về kiểm đinh an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện. Theo đó, các thiết bị, dụng cụ điện với cấp điện áp từ 01 kV (1.000V) trở lên có yêu cầu bắt buộc kiểm định.

2. Tại sao phải kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện theo Thông tư số 33/2015/TT-BCT

Kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện (gọi tắt là kiểm định) là việc đánh giá theo quy trình về mức độ an toàn của thiết bị và dụng cụ điện trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng, vận hành trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Ngày 27 tháng 10 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Công thương ký ban hành Thông tư số 33/2015/TT-BCT Quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện với nhiều quy định như: Danh mục các thiết bị điện phải kiểm định; nội dung, chu kỳ kiểm định các thiết bị điện; đăng ký kiểm định các thiết bị điện, dụng cụ điện;… được ban hành ngày 27/10/2015 và có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 01 năm 2017.

Theo đó, từ ngày 06 tháng 01 năm 2017 các tổ chức cá nhân sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện có cấp điện áp từ 1.000V trở lên; bắt buộc phải kiểm định kỹ thuật an toàn.

3. Danh mục các thiết bị điện cần kiểm định an toàn kỹ thuật theo Thông tư số 33/2015/TT-BCT

Danh mục các thiết bị; dụng cụ điện phải kiểm định có quy định chi tiết tại Phụ lục I của Thông tư 33/2015/TT-BCT. Thông tư 33 quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện trước khi đưa vào sử dụng và trong quá trình sử dụng, vận hành, đối với các thiết bị, dụng cụ điện thuộc Danh mục các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định an toàn ban hành kèm theo Thông tư 33/2015/BCT, gồm:

3.1. Nhóm thiết bị điện sử dụng ở môi trường có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ, với mọi cấp điện áp: Máy biến áp phòng nổ, động cơ điện phòng nổ, thiết bị phân phối, đóng cắt phòng nổ, thiết bị điều khiển phòng nổ,….

3.2. Nhóm thiết bị điện sử dụng ở môi trường không có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ, có cấp điện áp từ 1.000V trở lên: Chống sét van, máy biến áp, máy cắt, máp điện, cầu dao cách ly, cầu dao tiếp địa.

3.3. Nhóm dụng cụ điện: Sào cách điện.

Trong đó, Quy định 06 thiết bị và dụng cụ điện sử dụng ở môi trường không có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ, có cấp điện áp từ 1.000V trở lên,như:

  1. Chống sét van : Kiểm định chống sét van;
  2. Máy biến áp : Kiểm định máy biến áp;
  3. Máy cắt : Kiểm định máy cắt;
  4. Cáp điện : Kiểm định cáp điện;
  5. Cầu dao cách ly, cầu dao tiếp địa : Kiểm định cầu dao cách ly, cầu dao tiếp địa;
  6. Sào cách điện : Kiểm định sào cách điện.

4. Nội dung kiểm định

Nội dung kiểm định được quy định cụ thể trong các quy trình kiểm định được ban hành tương ứng với từng loại thiết bị, dụng cụ điện, bao gồm một hoặc nhiều nội dung chính sau:

  1. Kiểm tra bên ngoài;
  2. Đo điện trở cách điện;
  3. Đo điện trở của các cuộn dây;
  4. Kiểm tra độ bền của điện môi;
  5. Đo điện trở tiếp xúc;
  6. Đo dòng điện rò;
  7. Đo các thông số đóng cắt thiết bị;
  8. Kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn, các bộ phận có chức năng bảo vệ như bộ điều tốc, phanh hãm;
  9. Đối với các thiết bị ở Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, ngoài các nội dung kiểm định từ Khoản 1 đến Khoản 8 Điều này phải kiểm tra phần cơ cấu đấu nối, tình trạng vỏ thiết bị, khả năng phát nhiệt và kết cấu chống cháy, nổ.

5. Thời hạn kiểm định:

5.1. Kiểm định lần đầu

Kiểm định lần đầu thực hiện trước khi đưa vào sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện.

5.2. Kiểm định định kỳ được thực hiện trong quá trình sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện;

  1. a) Đối với các thiết bị điện trong dây chuyền đang vận hành không thể tách rời để kiểm định riêng lẻ, được kiểm định theo chu kỳ đại tu dây chuyền thiết bị trừ trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều này;
  2. b) Đối với các thiết bị điện không thuộc Điểm a Khoản này, được kiểm định định kỳ theo quy định của nhà sản xuất, nhưng:

– Không quá 12 (mười hai) tháng đối với các thiết bị điện quy định tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

– Không quá 36 (ba mươi sáu) tháng đối với các thiết bị, dụng cụ điện quy định tại Mục II và Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

5.3. Kiểm định bất thường

Thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khi đã khắc phục xong sự cố hoặc theo nhu cầu của các tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện.

 

6. Chu kỳ kiểm định:

  • Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng;
  • Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng;
  • Kiểm định bất thường sau sự cố hoặc sau sửa chữa.

Trong đó, Chu kỳ kiểm định thiết bị, dụng cụ điện trung thế:

  • Kiểm định lần đầu: được thực hiện trước khi đưa vào sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ;
  • Kiểm định định kỳ: được thực hiện trong quá trình sử dụng, vận hành.
  1. a) Đối với các thiết bị điện trong dây chuyền đang vận hành không thể tách rời để kiểm định riêng lẻ, được kiểm định theo chu kỳ đại tu dây chuyền thiết bị;
  2. b) Đối với các thiết bị điện không thuộc dây chuyền đang vận hành không thể tách rời, thì hoạt động kiểm định được thực hiện định kỳ theo quy định của nhà sản xuất, nhưng không quá 36 tháng.
  • Kiểm định bất thường: được thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khi đã khắc phục xong sự cố hoặc theo nhu cầu của các tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ.

Quy định đối với thiết bị, dụng cụ điện theo Thông tư 33/2015/TT-BCT

Theo Thông tư 33/2015/TT-BCT, kể từ ngày 06/01/2017, tất cả các cá nhân, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có kinh doanh và sử dụng thiết bị điện và các dụng cụ điện bắt buộc phải kiểm định an toàn kỹ thuật .

Kiểm định không chỉ đảm bảo an toàn cho người sử dụng; phòng tránh cháy nổ và tai nạn lao động mà còn giúp tổ chứ; doanh nghiệp nâng cao hình ảnh thương hiệu, giảm thiểu các chi phí liên quan.

Dưới đây là Danh mục các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định theo quy định của Bộ Công Thương, ban hành kèm theo Thông tư số 33/2015/TT-BCT.

Danh sách thiết bị, dụng cụ điện cần kiểm định

Danh mục các thiết bị, dụng cụ điện có quy định bắt buộc kiểm định tại Thông tư 33/2015/TT-BCT

Thời hạn, tần suất kiểm định thiết bị điện như thế nào đúng quy định và đảm bảo an toàn?

Thông tư 33/2015/TT-BCT đã quy định rõ:

Điều 6. Chu kỳ kiểm định

  1. Kiểm định lần đầu

Kiểm định lần đầu thực hiện trước khi đưa vào sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện.

  1. Kiểm định định kỳ được thực hiện trong quá trình sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện
  2. a) Đối với các thiết bị điện trong dây chuyền đang vận hành không thể tách rời để kiểm định riêng lẻ; được kiểm định theo chu kỳ đại tu dây chuyền thiết bị trừ trường hợp kiểm định bất thường;
  3. b) Đối với các thiết bị điện không thuộc dây chuyền đang vận hành không thể tách rời; được kiểm định định kỳ theo quy định của nhà sản xuất, thời hạn kiểm định không quá 36 tháng.
  4. Kiểm định bất thường

Thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khi đã khắc phục xong sự cố; hoặc theo nhu cầu của các tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành thiết bị, dụng cụ điện.

7. Kiểm định thiết bị điện mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Kiểm định không chỉ đáp ứng yêu cầu pháp lý cho doanh nghiệp, mà còn:

  • Kiểm định giúp doanh nghiệp phòng tránh các tai nạn lao động; sự cố cháy nổ, chập cháy, mất điện có thể xảy ra; gây nguy hiểm đến tính mạng con người, thiệt hại tài sản;
  • Nâng cao hình ảnh của công ty đối với khách hàng; đội ngũ nhân viên và cổ đông công ty;
  • Góp phần giúp doanh nghiệp đạt hiệu suất tối đa khi vận hành quản lí cũng như sản xuất, kinh doanh;
  • Tuân thủ đúng quy định của nhà nước, phối hợp thực hiện công tác thanh tra; kiểm tra của các cơ quan Nhà nước tại doanh nghiệp.

8. Kiểm định thiết bị, dụng cụ điện

  1. Việc kiểm định các thiết bị, dụng cụ điện được thực hiện bởi tổ chức kiểm định đáp ứng yêu cầu quy định tại văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp và đã đăng ký với Bộ Công Thương theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
  2. Nội dung quy trình kiểm định do tổ chức kiểm định xây dựng trên cơ sở quy trình khung do Bộ Công Thương ban hành. Trường hợp chưa có quy trình khung, tổ chức kiểm định xây dựng, ban hành quy trình kiểm định (bao gồm cả Biên bản kiểm định) cho từng loại thiết bị trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nước ngoài được áp dụng tại Việt Nam; quy định, hướng dẫn của nhà chế tạo. Các hạng mục và phương pháp kiểm định phải được thể hiện trong từng quy trình cụ thể.
  3. Ngay sau khi kết thúc kiểm định, thiết bị, dụng cụ điện đạt yêu cầu phải được dán tem kiểm định ở vị trí không bị che khuất, dễ quan sát và tránh được tác động không có lợi của môi trường. Mẫu tem kiểm định theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp thiết bị, dụng cụ điện ở vị trí/môi trường không thể thực hiện việc dán tem thì khi kết thúc kiểm định được cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

  1. Chậm nhất 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm định, Biên bản kiểm định phải được gửi đến tổ chức/cá nhân sử dụng, vận hành các thiết bị, dụng cụ điện được kiểm định.

9. Nên lựa chọn đơn vị kiểm định nào?

Để kết quả kiểm định đáp ứng yêu cầu pháp luật quy định tại Thông tư, hoạt động kiểm định phải được thực hiện bởi tổ chức kiểm định đã đăng ký hoạt động kiểm định với Bộ Công Thương. Danh sách các tổ chức đủ điều kiện hoạt động được Bộ Công thương công bố trên cổng thông tin điện tử tại đường dẫn: https://www.moit.gov.vn/gcn

Đơn vị được Bộ Công Thương cấp phép  trong hoạt động kiểm định các thiết bị, dụng cụ điện có cấp điện áp đến 35kV và cung cấp dịch vụ Kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị, dụng cụ điện đáp ứng yêu cầu Thông tư 33/2015/TT-BCT của Bộ Công thương.