CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG - THƯƠNG MẠI ĐIỆN HOÀNG PHÁT

Địa chỉ : 1124/2/6, Tổ 22, KP3, Phường Trảng Dài, Thành phố Biên Hòa,Tỉnh Đồng Nai

Điện thoại : 0903.139.279 Email : hpedongnai79@gmail.com

MST: 3603900976 Tài khoàn Ngân hàng: 1035677084 TMCP Vietconbank – CN Đồng 35Kv.

Mọi quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ số Hotline: 0903.139.279

Máy biến áp là thiết bị điện có yêu cầu kiểm định theo quy định tại Thông tư 33/2015/TT-BCT.

Tại sao phải kiểm định máy biến áp?

Kiểm định máy biến áp là việc đánh giá theo quy trình về mức độ an toàn của máy biến áp trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Trong đó, Quy định 06 thiết bị và dụng cụ điện sử dụng ở môi trường không có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ, có cấp điện áp từ 1.000V trở lên,như:

  1. Chống sét van : Kiểm định chống sét van;
  2. Máy biến áp : Kiểm định máy biến áp;
  3. Máy cắt : Kiểm định máy cắt;
  4. Cáp điện : Kiểm định cáp điện;
  5. Cầu dao cách ly, cầu dao tiếp địa : Kiểm định cầu dao cách ly, cầu dao tiếp địa;
  6. Sào cách điện : Kiểm định sào cách điện.

 

Máy biến áp kiểm định một lần hay kiểm định thường xuyên?

Thời hạn kiểm định được quy định tại Thông tư 33/2015/TT-BCT đối với máy biến áp như sau:

·         Kiểm định lần đầu: kiểm định trước khi đưa vào sử dụng, vận hành;

·         Kiểm định định kỳ: chu kỳ kiểm định tối đa không quá 36 tháng giữa hai lần kiểm định;

·         Kiểm định đột xuất: sau khi sửa chữa hoặc khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân sử dụng, vận hành thiết bị.

 

Nội dung kiểm định

Nội dung kiểm định được quy định cụ thể trong quy trình kiểm định máy biến áp, bao gồm một hoặc nhiều nội dung chính sau:

1.    Kiểm tra bên ngoài;

2.    Đo điện trở cách điện;

3.    Đo điện trở của các cuộn dây;

4.    Kiểm tra độ bền của điện môi;

5.    Đo điện trở tiếp xúc;

6.    Đo dòng điện rò;

7.    Đo các thông số đóng cắt thiết bị;

8.    Kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn, các bộ phận có chức năng bảo vệ như bộ điều tốc, phanh hãm.