Kiểm định an
toàn kỹ thuật cáp điện là 
việc đánh giá theo quy trình về mức độ
an toàn của cáp điện
 trước
khi đưa vào sử dụng, 
trong quá trình sử dụng, vận hành trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật tương ứng.

 

Đối tượng kiểm định: Dây cáp trong hệ thống điện

Dây cáp điện là thiết bị không thể thiếu trong mỗi hệ thống
điện. Công dụng quan trọng nhất của dây cáp điện là truyền tải điện năng
hoặc tín hiệu điều khiển đến các thiết bị điện công nghiệp, điện dân dụng.

Dây cáp điện bao gồm lõi dẫn điện, có thể có nhiều lõi hoặc chỉ
có một lõi (cáp đơn) bao gồm hai lớp vỏ bảo vệ và cách điện. Lớp vỏ bảo vệ làm
nhiệm vụ bảo vệ phần lõi bên trong chịu được các tác động bên ngoài như nước,
ánh sáng mặt trời và lực va chạm,…

Thông thường dây cáp điện
bao gồm:

·        
Ruột dẫn điện: có thể được làm bằng đồng, nhôm là những chất liệu
dẫn điện tốt, đảm bảo độ ổn định khi truyền tới các thiết bị điện;

·        
Lớp cách điện được làm từ nhựa PVC hoặc XLPE. Đây là những chất
liệu nhựa cao cấp, cách điện tốt, an toàn và thân thiện với môi trường;

·        
Chất độn: được làm từ chất sợi polypropylene (PP) bền, khá cứng,
vững;

·        
Băng quấn: băng không dệt;

·        
Lớp vỏ bọc trong: PVC hoặc PE rất bền và chắc chắn, cách điện an
toàn, bảo vệ  an toàn, chống cháy nổ.

Chính vì những ứng dụng vô cùng quan trọng của dây cáp điện
trong hệ thống điện mà thiết bị này được đặc biệt chú ý an toàn. Thông tư
33/2015/TT-BCT
 đã đưa cáp điện vào 01 trong 06 thiết bị, dụng
cụ điện có yêu cầu kiểm
định
. Kiểm định giúp kiểm tra mức độ an toàn của cáp điện trước khi
đưa vào sử dụng, và trong quá trình sử dụng, vận hành.

Kiểm định Cáp điện

Kiểm định cáp điện khi nào?

Theo quy định tại Thông tư 33/2015/TT-BCT, cáp điện được kiểm
định khi:

·        
Kiểm định lần đầu: trước khi đưa vào sử dụng, vận hành;

·        
Kiểm định định kỳ: trong quá trình sử dụng, vận hành. Chu kỳ giữa
hai lần kiểm định không quá 36 tháng;

·        
Kiểm định bất thường: sau khi khắc phục sự cố, sửa chữa. Hoặc
theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Hoặc theo nhu cầu của
tổ chức, cá nhân sử dụng, vận hành cáp điện.



Trong đó, Quy định 06 thiết bị và dụng cụ điện sử dụng ở môi trường không có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ, có cấp điện áp từ 1.000V trở lên,như:

  1. Chống sét van : Kiểm định chống sét van;
  2. Máy biến áp : Kiểm định máy biến áp;
  3. Máy cắt : Kiểm định máy cắt;
  4. Cáp điện : Kiểm định cáp điện;
  5. Cầu dao cách ly, cầu dao tiếp địa : Kiểm định cầu dao cách ly, cầu dao tiếp địa;
  6. Sào cách điện : Kiểm định sào cách điện.

 

Tổ chức thực hiện

Đối với tổ chức, cá nhân sử dụng cáp điện:

·        
Thực hiện kiểm định đúng với các yêu cầu kỹ thuật của cáp điện;

·        
Cung cấp các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật có liên quan đến cáp điện
được kiểm định;

·        
Chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật để kiểm định kỹ thuật an
toàn và các biện pháp an toàn cần thiết;

·        
Cử người đại diện trực tiếp chứng kiến; phối hợp công việc trong
quá trình tổ chức kiểm định tiến hành kiểm định.

 

Yêu cầu đối với tổ chức kiểm định:

·        
Cử kiểm định viên đã được cấp chứng chỉ kiểm định viên thực hiện;

·        
Kiểm định theo đề nghị của đơn vị sử dụng;

·        
Tiến hành kiểm định phải tuân thủ các tiêu chuẩn; quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về an toàn có liên quan;

·        
Tiến hành kiểm định phù hợp với các quy định của quy trình để đảm
bảo có kết luận chính xác về tình trạng cáp điện;

·        
Trong quá trình kiểm định, nếu phát hiện có nguy cơ dẫn đến sự cố
thì phải kiến nghị cơ sở có biện pháp khắc phục;

·        
Khi có nghi ngờ, kiểm định viên có quyền yêu cầu cơ sở áp dụng
các biện pháp kiểm tra; đánh giá bổ sung phục vụ việc đánh giá kết quả kiểm định;

·        
Lập biên bản kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định.