Chống sét van có cấp điện áp trên 1.000V (01kV) là thiết bị điện có yêu cầu bắt buộc kiểm định theo quy định tại Thông tư số 33/2015/TT-BCT của Bộ Công thương.

1.  Quy định kiểm định chống sét van

Ngày 27/10/2015, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 33/2015/TT-BCT Quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện. Thông tư áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng, vận hành các thiết bị, dụng cụ điện trước khi đưa vào sử dụng và trong quá trình sử dụng, vận hành. Hiệu lực thi hành từ ngày 06/01/2017.

Chống sét van là thiết bị chống sét dùng để bảo vệ trạm biến áp, trạm phân phối và các máy điện khác.

Chống sét van được lắp đặt song song với thiết bị cần bảo vệ. Khi có hiện tượng quá áp do sét đánh, dòng điện sẽ được chuyển hướng đến bộ chống sét và truyền xuống đất, giúp bảo đảm an toàn cho hệ thống.

2.  Danh mục các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định

Trong đó, Quy định 06 thiết bị và dụng cụ điện sử dụng ở môi trường không có nguy hiểm về khí cháy và bụi nổ, có cấp điện áp từ 1.000V trở lên,như:

  1. Chống sét van : Kiểm định chống sét van;
  2. Máy biến áp : Kiểm định máy biến áp;
  3. Máy cắt : Kiểm định máy cắt;
  4. Cáp điện : Kiểm định cáp điện;
  5. Cầu dao cách ly, cầu dao tiếp địa : Kiểm định cầu dao cách ly, cầu dao tiếp địa;
  6. Sào cách điện : Kiểm định sào cách điện..

Như vậy, chống sét van là thiết bị điện đầu tiên có yêu cầu kiểm định theo Thông tư này.

3.  Thời hạn kiểm định của chống sét van

Tương tự như các thiết bị, dụng cụ điện có cấp điện áp trên 1.000V khác quy định tại Thông tư, chu kỳ kiểm định của chống sét van khi:

  • Kiểm định lần đầu: thực hiện kiểm định trước khi đưa vào sử dụng chống sét van;
  • Kiểm định định kỳ: thực hiện kiểm định trong quá trình sử dụng, vận hành. Chu kỳ kiểm định tối đa không quá 36 tháng;
  • Kiểm định bất thường: thực hiện kiểm định sau khi sửa chữa; hoặc khi có yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

4.  Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

TCVN 9888 (IEC 62305) Bảo vệ chống sét

  • TCVN 9888-1:2013 (IEC 62305-1:2010), Phần 1: Nguyên tắc chung;
  • TCVN 9888-2:2013 (IEC 62305-2:2010), Phần 2: Quản lý rủi ro;
  • TCVN 9888-3:2013 (IEC 62305-3:2010), Phần 3: Thiệt hại vật chất đến kết cấu và nguy hiểm tính mạng;
  • TCVN 9888-4:2013 (IEC 62305-4:2010), Phần 4: Hệ thống điện và điện tử bên trong các kết cấu.